Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Latest topics

» Nhớ lại kỷ niệm xưa
by thanhhuong 12/03/24, 08:29 pm

» Giáng sinh 2023
by thanhhuong 29/12/23, 06:19 pm

» Nhì Hoà về ĐN.
by thanhhuong 25/12/23, 04:09 pm

» "Nếu có ước muốn..."
by thanhhuong 02/12/23, 09:33 am

» Cũng của năm 2017
by thanhhuong 15/11/23, 05:15 pm

» Kỷ niệm 2017
by thanhhuong 14/11/23, 09:46 am

» Dự đám cưới con gái Ngô Thế Hội
by thanhhuong 05/11/23, 08:56 pm

» Chuyện của mình.
by thanhhuong 13/09/23, 02:02 pm

» Hoá K1 vui hè 2023
by thanhhuong 04/08/23, 05:05 pm

» Đám cưới con Huệ Anh 22 7 2023
by thanhhuong 02/08/23, 02:33 pm

» Vui cùng bạn 2023
by thanhhuong 26/07/23, 10:08 am

» Đi dự đám cưới con Huệ Anh
by thanhhuong 23/07/23, 07:39 pm

» Vui hè 2023
by thanhhuong 19/07/23, 03:23 pm


    Đường cong hạnh phúc -st

    thanhhuong
    thanhhuong


    Tổng số bài gửi : 1395
    Age : 65
    Đến từ : Danang
    Registration date : 28/03/2009

    Đường cong hạnh phúc -st Empty Đường cong hạnh phúc -st

    Bài gửi by thanhhuong 05/10/16, 08:20 am

    Đọc bạn nhé. Để càng ngày "tôi là ai sao yêu quá cuộc đời này".

    "Đường cong của hạnh phúc
    Trước đây, một số nhà khoa học cũng như nhiều người khác thường có ý kiến cho rằng con người càng lớn tuổi bao nhiêu thì càng bất hạnh bấy nhiêu. Năm tháng trôi qua, sức lực yếu đi, còn vai trò xã hội thì càng ngày càng giảm dần. Dường như tất cả những điều đó là mang tính quy luật.
    Song công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Anh - Mỹ đã bác bỏ luận điểm này. Họ đã thăm dò dư luận của hơn nửa triệu người dân Mỹ và Tây Âu. Những người này được yêu cầu đánh giá hiện trạng của mình trên 3 cấp độ: "rất hạnh phúc", "ít hạnh phúc" và "không hạnh phúc". Các nhà khoa học đã bổ sung thêm vào kết quả của cuộc thăm dò đó những dữ liệu nghiên cứu xã hội học trong lĩnh vực an sinh của dân chúng trong khoảng thời gian 10 năm từ 1997 đến 2007 tại 80 nước khác nhau.
    Rút cục là các nhà khoa học đã đi tới những kết quả hoàn toàn bất ngờ: trong suốt cả cuộc đời "đường cong hạnh phúc" của từng trường hợp riêng biệt có hình chữ U: con người hạnh phúc ở thời trẻ và cho dù điều này có ngạc nhiên đến mấy đi nữa, ở tuổi đã khá cao với điều kiện là ít ốm đau. Còn thời điểm khó khăn, khi con người cảm thấy mình bất hạnh nhất, tính trung bình là ở tuổi 44 đối với cả nam giới và nữ giới.
    Những người đứng tuổi cảm thấy yêu đời bởi lẽ trong cuộc sống của mình, họ đã kinh qua tất cả những niềm vui và nỗi buồn. Họ đã chứng kiến sự ra đi của những người ruột thịt và bạn bè. Họ chỉ còn lại không nhiều những gì mà họ có thể đánh mất. Do đó, những người đứng tuổi có khả năng bằng lòng với phần ít ỏi mà họ đang sở hữu.
    Họ quý trọng mỗi ngày đã sống qua trong cuộc đời mình và không chú ý đến những cái vặt vãnh, bực dọc và những điều rủi ro như khi còn trẻ. Thật ra, cũng còn một quan điểm nữa: trong số những người ở tuổi "thất thập" có nhiều người hạnh phúc bởi lẽ đơn giản là những người kém may mắn không sống được đến độ tuổi đáng kính ấy. Không phải tất cả mọi người đều có khả năng vượt qua cơn khủng hoảng ở tuổi 40-50.
    Mỗi người sớm hay muộn đều trải nghiệm cơn khủng hoảng này. Và, cho dù điều này có buồn đến mấy đi nữa, thì nó vẫn không buông tha một ai. Điều này có thể được giải thích một cách đơn giản: tính kiêu căng của tuổi trẻ theo thời gian suy giảm dần. Ở lứa tuổi trung niên, con người bắt đầu nhìn nhận một cách tỉnh táo là mình có thể làm được những gì còn những gì không thể.
    Bởi vậy, những người đứng tuổi thường sa vào trạng thái trầm uất, cho dù cuộc sống của họ có đầy đủ đến mấy đi nữa. Điều này đặc biệt có liên quan tới những người đã thành đạt trên bước đường công danh - họ có một nhịp độ sống gấp rút hơn, mà như thế có nghĩa là có yêu cầu cao hơn đối với bản thân mình và những người xung quanh, chịu ảnh hưởng mạnh hơn của những nhân tố gây stress. Trên thế giới, vào thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2003, số người dùng thuốc chống trầm uất đã tăng gấp 3 lần.
    Sự chuyển dịch của thời điểm
    Trong trường hợp tuổi thọ trung bình của con người gia tăng thì thời điểm khủng hoảng có thể được chuyển dịch. Hoàn toàn có khả năng là những người bất hạnh không phải là những người ở tuổi 40-50 mà là ở tuổi 50-60. Bởi lẽ nếu nói với một người nào đó rằng anh ta sẽ sống thêm được 10-15 năm nữa thì chẳng những một người ở tuổi 20 mà ngay cả một người ở tuổi 30 cũng có thể coi mình là còn trẻ.
    Chẳng hạn "thời điểm bất hạnh" trong thế kỷ chúng ta đã được chuyển dịch: mới cách đây mấy thập kỷ, người ta cho rằng sự khủng khoảng của lứa tuổi trung niên là từ 37 đến 42 tuổi. Hiện nay cái biểu xích ấy có phần được nâng lên và dừng lại ở độ cao 44 tuổi. Rõ ràng thế kỷ XXI đã để lại dấu ấn của nó.
    Nhưng có thể vấn đề ở đây không phải ở độ tuổi mà còn ở chỗ những người đại diện cho một thế hệ này hay thế hệ khác sinh ra lúc nào và ở đâu chăng? Theo giáo sư Osvald, đó chính là một hiện tượng chủ yếu trong công trình nghiên cứu này. Kết quả cho thấy rằng bất kể anh sinh ra trong một nước giàu hay trong một nước nghèo, bất kể đó là thời kỳ khó khăn hay tương đối bình yên, mức độ hạnh phúc sẽ được đo theo đường cong của chữ U.
    Tất cả các vấn đề là ở chỗ tiền bạc không phải là sự bảo đảm cho hạnh phúc. Một người có thể có lương cao nhưng anh ta thường xuyên lo lắng xem làm cách nào để tăng thêm của cải của mình hoặc chí ít là không bị mất đi. Lẽ nào anh ta là người hạnh phúc?
    Một người khác có thu nhập không lấy gì làm nhiều nhưng anh ta có đủ tiền để nuôi mình và gia đình - và anh ta cảm thấy hạnh phúc. Do đó, những nước phát triển với mức thu nhập cao của dân chúng trên thực tế không có ưu thế gì so với những nước đang phát triển.
    Căn cứ theo "biểu đồ của những nước hạnh phúc" mà các nhà koa học đã lập ra thì ở các nước phương Tây, nhìn chung, phần lớn mọi người đều hài lòng vì cuộc sống của mình. Những người hạnh phúc nhất hiện đang sống ở Đan Mạch, Hà Lan, Ai Len và Thụy Sĩ. Tiếp theo sau là Tây Ban Nha, Pháp, Luxembourg và Anh quốc. Thấp hơn nữa là Áo, Italia, Bỉ và Hi Lạp... Xét theo "thang hạnh phúc" thì nước Nga được xếp cùng hàng với Bungari, Litva, Latvia và Macédonie.
    Công trình nghiên cứu cũng cho thấy những người có trình độ học vấn thì hạnh phúc hơn nhiều so với những người khác. Họ hiểu rõ hơn là phải biến những khả năng của mình thành hiện thực như thế nào và do đó, sẽ có thu nhập cao hơn.
    Ảnh hưởng của những nhân tố khác nhau
    Các nhà khoa học cho rằng hạnh phúc là thứ không thể đo đếm được. Tuy nhiên có những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành quan niệm về hạnh phúc ở con người.
    Trong số những nhân tố có ý nghĩa nhất và có ảnh hưởng nhất, có thể nêu lên việc làm (hay không có việc làm), gia đình (những người độc thân thường ít hạnh phúc) và sức khỏe. Thật ra, vấn đề hôn nhân cũng không phải là đơn giản. Thông thường có hạnh phúc hơn cả là cuộc hôn nhân đầu tiên, trong khi đó cuộc hôn nhân thứ hai có phần bền vững hơn và ổn định hơn.
    Cũng có thể xác định xem con người hạnh phúc tới mức nào là nhờ những chỉ số y học. Chẳng hạn, các nhà khoa học của nhóm nghiên cứu này đã đo nhịp tim, huyết áp và chỉ số của mức cortisol, hormon quan trọng vốn đóng vai trò chủ chốt trong những phản ứng bảo vệ của cơ thể đối với stress và cái đói. Mỗi một chỉ số ấy càng cao bao nhiêu thì con người càng căng thẳng bấy nhiêu. Mà sự căng thẳng thường xuyên thì không phải là hạnh phúc.
    Như vậy là một số lượng lớn những nhân tố xã hội, chính trị và kinh tế có ảnh hưởng tới hạnh phúc. Do đó, xét về thực chất, cũng không có hạnh phúc mang tính chất cá nhân; có thể nói rằng hạnh phúc mang tính chất xã hội.
    Nhận xét về cá nhân mình trong vấn đề hạnh phúc, giáo sư Osvald viết: "Với tư cách là một nhà khoa học vốn có thể nhìn nhận khách quan về khái niệm hạnh phúc, tôi hoàn toàn tin rằng tôi là một người hạnh phúc. Tất nhiên tôi cũng trải qua sự khủng hoảng của lứa tuổi trung niên, nhưng tôi đã chiến thắng nó bằng khoa học. Thoạt tiên tôi xem những công trình của người khác rồi xem những công trình khoa học của mình và tôi hiểu rằng tiếp sau sự khủng hoảng nhất thiết sẽ là sự vươn lên như trong chữ U. Nếu quả thật là như vậy thì cần phải bồi dưỡng cho mình một chiến lược chờ đợi, phải vượt qua sự khủng hoảng đó và phải hiểu rằng anh càng nhiều tuổi bao nhiêu" thì càng hạnh phúc bấy nhiêu".
    Theo Lê Sơn (SK&ĐS)

      Hôm nay: 19/04/24, 05:38 pm